Chàng sinh viên vừa
tốt nghiệp ĐH California, Berkeley (UC Berkeley) đi lên sân khấu (với
sự giúp đỡ của robot) để nhận bằng tốt nghiệp.
Nhờ
các nhà nghiên cứu trong trường đại học và bộ xương ngoài robot kim
loại, cuối tuần qua, một sinh viên bị liệt tại UC Berkeley đã có thể đi
bộ qua sân khấu để nhận bằng tốt nghiệp của mình.
Chàng sinh viên vừa tốt nghiệp Austin Whitney (bị liệt 2 chân từ năm 2007 sau một tai nạn
[You must be registered and logged in to see this link.])
sử dụng một chiếc khung tập đi với công tắc điều khiển chỉ đạo bộ xương
ngoài cột quanh đôi chân của mình. Trong khi anh đang đi ngang qua sân
khấu - trong tiếng cổ vũ rất lớn từ những sinh viên tốt nghiệp cùng
khóa và cử tọa - theo sau Whitney là các nhà nghiên cứu đã xây dựng
thiết bị robot cho phép anh một lần nữa di chuyển trên đôi chân của
mình.
"Vào lúc mà tôi ấn nút và đứng lên, tôi đã bị ngập tràn
với một loạt cảm xúc", Whitney nói với văn phòng truyền thông của UC
Berkeley. "Tôi đã đứng trong chiếc máy [bộ xương ngoài] này rất nhiều
lần trước đây, nhưng tôi biết rằng nó sẽ rất khác khi đứng ở đây, trên
sân khấu này, và nó thực sự là vậy".
Bộ xương ngoài robot là sự
sáng tạo của ông Homayoon Kazerooni, giáo sư kỹ thuật cơ khí thuộc UC
Berkeley và nhóm các nhà nghiên cứu của ông. Các kỹ sư trong trường đại
học đã tạo ra bộ xương ngoài - hoặc robot có thể mặc được trong hình
thức niềng quanh chân - để giúp những người bị liệt lại đi lại được.
Ông
Kazerooni bắt đầu công việc của mình vào năm 2000 khi Cơ quan DARPA
(Defense Advanced Research Projects Agency) của Bộ Quốc phòng Mỹ tài
trợ nghiên cứu của ông nhằm giúp các quân nhân mang vật nặng trong thời
gian dài hơn. Nhóm nghiên cứu đã đã tiết lộ chiếc máy chủ yếu dành cho
quân đội hồi năm 2004. Sau đó, trong năm 2010 các nhà nghiên cứu đã
giới thiệu thứ mà họ gọi là eLegs - bộ xương ngoài được thiết kế đặc
biệt để giúp những người bị liệt.