Lối sống là tổ hợp toàn bộ các mô tỉ hình, cách thức và phong
thái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực
hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách
tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối
tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống. Trong lối
sống tổng hoà những nét cơ bản, khắc hoạ những đặc điểm cuộc sống của
các cá nhân, các nhóm người, của giai cấp, dân tộc trong một xã hội nhất
định.
Lôi sống của một dân tộc được hình thành từ đặc điểm nhân chủng và
các điều kiên sống của dân tộc. Lối sống người Việt Nam được hình thành
do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trí, trước hết là tâm lý và văn hoá
dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lối sống người Việt Nam chính là sư hoá thân
của các đặc điểm truyền thống dân tộc. mang những nét riêng bản sắc con
người và văn hoá Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử
hình thành và phát triển lối sống người Việt Nam. Nó được vun đắp được
làm phong phú và đậm đà thông qua hoạt đông lao động sản xuất, chiến
đấu, học tập, giao tiếp xã hội trong nội bộ quốc gia, trong đó quan
trọng là sự giao lưu văn hoá với các dân tộc khác. Trải qua quá trình
giao lưu, tiếp biến văn hoá mà văn hoá Việt Nam nói chung, lối sống
người Việt Nam nói riêng được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng
đậm đà. Với bản sắc truyền thống của mình là nhẹ nhàng, tế nhị, kín
đáo, giản đơn hoà với thiên nhiên, qua quá trình tiếp biến các lối sống
văn hoá phương Đông, phương Tây và văn hoá xã hội chủ nghĩa. những nét
đặc sắc của lối sống dân tộc Việt Nam được nâng cao trên nền văn hoá
tổng hợp có tính quốc tế và đầy trí tuệ của thời đại. Cũng như các lĩnh
vực khác của đời sống tinh thần, lối sống người Viết Nam cũng được làm
giàu với tinh hoa văn hoá và lối sống của nhiều dân tộc. Dù là một đất
nước còn nghèo về kinh tế, nhưng ở đó, nó được hội đủ các đặc điểm phẩm
chất cũng như phong thái văn hoá, văn minh tiên tiến thế giới, tạo thành
một lối sống vừa có tính nhân loại, vừa đậm đà bản sắc Việt Nam.
Trong những năm đất nước ta đổi mới, mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc
tế, đặc biệt là qua các phương tiện thông tin hiện đại, các giá trị của
toàn cầu hoá đã tác đông mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những
chuyển biến quan trọng trong lối sống.
Những giá
trị phổ quát của văn minh nhân loại thâm nhập xã hội ta, chúng được chọn
lọc, đón nhận và tiếp cận tối đa bởi những con người vốn thông minh,
rộng mở và cầu thị; chúng trang bị cho người Việt Nam những nhận thức
mới và tầm nhìn mới. Lối sống thể hiện phổ quát nhất ớ phương thức hoạt động kinh tế - xã
hôi. Những phương thức sản xuất trên tiến và hiện đại của thế giới đã mớ
mang và nâng cao tầm hiểu biết cũng như phương thức hoạt động trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội,
khắc phục tầm tư duy
và thao tác của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công; nâng chúng lên tẩm
tư duy và thao tác của nền sản xuất công nghiệp. Đây chính là cơ
sở vững chắc đưa phương thức sống, phương thức hoạt động của người Việt
Nam lên trình độ cao, phù hợp với một phương thức sống hiện đại, hoá
nhập với đời sống các quốc gia dân tộc khác. Thông qua hội nhập kinh tế,
giao lưu văn hoá, khoa học, công nghệ, v.v. với các phương tiện thông
tin và giao thông hiện đại, các mô hình kinh tế, các cách thức tổ chức,
quản lý xã hội, các điển hình công nghiệp tiên tiến v.v. của các nước
phát triển đã đến với Việt Nam. Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi
cho việc làm phong phú và hiện đại hoá lối tư duy, lối thao tác, lối
sống cụ thể trong các hoạt động kinh tế, xã hội , văn hoá của người Việt
Nam.
Từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, lối sống trong lĩnh vực chính trị
người Việt Nam cũng được đổi mới và nâng cao. Ý thức chính trị, tình cảm
chính trị từ trong lịch sử đã thấm sâu vào đời sống kinh tế, xã hội,
văn hoá con người Việt Nam. Tính nhạy bén trong hoạt động kinh tế và xã
hội được chuyển vào sự nhìn nhận và xử lý linh hoạt những tình huống
chính tri. Tri thức và kinh nghiệm chính trị được đúc kết trong suốt quá
trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, trước sự đối mặt với đời
sống chính trị quốc tế đương đại, được nâng lên tầng văn hoá chính trị
cao, chuyển vào ý thức, tình cảm thể hiện trong thái độ hành vi ở bất cứ
lĩnh vực đời sống nào trong con người Việt Nam thời hiện đại.
Cuộc cách mạng tin học với hệ thống internet
hoạt động hiệu quả làm tăng rất nhanh hàm lượng trí tuệ không chỉ trong ý
thức, động cơ mà hành động của mỗi con người mà trực tiếp hơn,
nó làm tăng khả năng và hiệu quả của việc tổ chức, quản lý, sản xuất,
dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu xã hội một cách sâu sắc. Thông tin ngày
càng thu hẹp không gian và tăng tốc thời gian, làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn
nhau, sự giao lưu hợp tác, sự liên kết mọi mạt hoạt động. làm biến đổi
lối sống tù túng, chật hẹp trước đây, hình thành lối sống công nghiệp và
kéo theo nó là trình độ quản lý, tác phong làm việc hiện đại.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu
kinh tế - xã hội: Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng so với nông nghiệp
và sản xuất thủ công; dân số đô thị, nguồn lao đông công nghiệp tăng so
với nông thôn và nông nghiệp. Điều đó làm biến đổi sâu sắc đời sống xã
hội và cùng với nó là biến đổi sâu sắc lối sống trong nhân dân. Nhất là
khi chúng ta hoà mạng internet, quá trình đa dạng hoá, đa phương hoá
liên kết và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho
các
giá trị và các lối sống của nhiều dân tộc khắp hành tinh tác động tới
lối sống từng cá nhân, gia đình và xã hội, người Việt Nam được hướng
theo lối sống công nghiệp, hình thành phong cách quan hệ có tính sòng
phẳng, thiết thực, thậm chí có khi đề cao tính thực dụng. Tâm lý
tự chủ lập thân, lập nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường tạo ra
lối sống tự do theo pháp luật tự lo toan, làm giàu; lối tư duy táo bạo,
khám phá, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để nhanh chóng vươn lên trong cuộc
sống. Đó là lối sống năng động, lấy hiệu quả làm tiêu chí và chuẩn mực.
Mặt căn bản thứ hai của lối sống là hoạt động tiêu dùng. Khi lối sản xuất được hiện đại hoá với cách thức năng động và hiệu quả
thì một thế giới sản phẩm phong phú với chất lượng cao được tạo ra. Điều
đó đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Toàn cầu hoá là
điều kiện cho việc trao đổi xuất nhập sản phẩm của các nền sản xuất xã
hội trên thế giới. Do đó, Việt Nam dù là nơi sản xuất còn yếu cả về số
lượng mặt hàng lớn chất lượng sản phẩm, nhưng nhờ quá trình trao đổi sản
phẩm trong giao lưu kinh tế mà chúng ta có được một thị trường sản phẩm
phong phú, đa dạng, chất lượng cao. Điều đó, một mắt, do cơ hội cho sự
phát triển đối sống vật chất và tinh thần; mặt khác, nâng cao khả năng
lựa chọn tiêu dùng theo khả năng kinh tế vì sớ thích cá nhân.
Lối
tiêu dùng của người Việt Nam vượt rất xa nhu cầu và sở thích trước đây;
nó được nâng lên tầm cao mới hết sức đa dạng theo tầm nhìn và thị hiếu
của xả hội công nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, lối sống tiêu
dùng người Việt Nam chuyển mạnh từ tầm tiêu dùng của một nước nông
nghiệp nghèo sang lối sống tiêu dùng của xã hội công nghiệp. Điều
đó thể hiện rõ từ nhà ở với tiện nghi sinh hoạt hầu hết bằng đồ điện tử
cho đến phương tiện đi lại bằng xe máy, ô tô. Chỉ trong khoảng một vài
thập niên cuối thế kỷ XX. sản phẩm của nền công nghiệp cao hầu như đều
có mặt trong từng gia đinh người dân thành phố: từ ti vi, tủ lạnh cho
đến video, máy vi tính, dàn vi sóng. Có thể nói, lối sống tiêu dùng của
người Việt Nam ở các thành phố lớn đang từng bước được nâng lên từ tiêu
dùng của các nước phát triển. Lối sản xuất - tiêu dùng được nâng lên
cách thức và trình độ mới kéo theo lối sinh hoạt tương ứng. Lối sinh
hoạt kiểu nông nhàn giờ đây được thay thế bởi lối sinh hoạt có nhịp điêu
gấp gáp. Nhịp sống sôi động không chỉ do hoạt động của cơ chế thị
trường, mà còn do nhịp điệu công nghiệp và không khí sinh hoạt quốc tế
cuốn hút. Không khí sinh hoạt và nhịp sống quốc tế không chỉ tác động
tới sinh hoạt và nhịp sống của quốc gia mà cả đến mỗi cá nhân. Người lao
động như cuốn vào mạch sống kinh tế thị trường, kinh tế trí thức, khoa
học công nghệ; học sinh, sinh viên như xoáy vào nhịp độ tăng lên theo
cấp số nhân của tri thức. Tác phong lao động gấp gáp không cho phép
người ta chần chừ, ỷ lại. mà phải tự vân động, chớp thời cơ, giành giải
trong môi trường sống chung của thời cuộc. Ngay trong lĩnh vực hoạt động
vui chơi, giải trí, người ta cũng được sống trong không khí nhộn nhịp
đầy chất trí tuệ, chất thẩm mỹ do các phương tiện hiện đai. các chủ đề
sinh động, hấp dân như các mô hình sống đặc sắc của nhiều nền văn hoá,
nền khoa học kỹ thuật thế giới. Đây là điều kiện tốt cho việc phát huy
cao độ nhận thức, đánh giá, ý thức, tình cảm con người theo tiêu chí xã
hội hiện đại; làm cho người Việt Nam có điều kiện phát triển tinh thần,
thể chất, lý trí, tình cảm.
Mặt căn bản thứ tư của lối sống là giao tiếp.
Lối giao tiếp truyền thống của người Việt Nam được chuyển hoá theo hướng
quốc tế hoá một cách nhanh chóng. Trước đây, trong một thời gian
dài, người Việt Nam hầu như chỉ đóng khung quan hệ của mình trong quốc
gia và các nước xã hội chủ nghĩa. Giờ đây, trong xu hướng toàn cầu hoá,
người Việt Nam xem môi trường hoạt động sống của mình là cả địa cầu với
tất cả các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học...
khác nhau. Giao tiếp không chỉ giới hạn trong hoạt động đối nhân xử thế,
mà là mọi lĩnh vực hoạt động phổ biến của con người; nó thoả mãn các
nhu cầu kinh tế, chính trị, xã hôi, văn hoá và đặc biệt là các quan hệ
tình cảm, ý chí, nguyện vọng, sự hiểu biết, sự tương trợ lẫn nhau củng
tiến bộ. Từ đó, quan niệm của người Việt Nam về giao tiếp càng được mở
rộng; cả thế giới là một môi trường giao lưu, trao đổi, hợp tác, lao
động, học tập. Các phương tiện khoa học - kỹ thuật, công nghệ làm cho
toàn cầu hoá tăng lên, trở thành phương tiên hiệu quả cho giao lưu, tiếp
biến các giá trị giữa con người với con người không chỉ ở tầm quốc gia
mà cả tầm quốc.
Lẽ sống là nhân lõi tinh thần của lối sống, nó quy định một ý thức,
tình cảm, lý tưởng và mục tiêu của lối sông. Với tinh thần yêu nước,
thương người, bao dung, độ lượng, lẽ sống truyền thống của người Việt
Nam là phấn đấu cho lý tưởng độc lập, tự do, bảo vệ chính nghĩa xây dựng
cuộc sống phồn vinh. Đó thực chất là lẽ sống nhân đạo của lý tưởng xã
hội chủ nghĩa. Trong điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế hiện nay, biết
chọn lọc những giá trị tiến bộ, người Việt Nam phát huy mạnh mẽ lẽ sống
truyền thống phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, thực hiện công bằng dân chủ, văn minh theo lý tưởng
nhân văn. Lẽ sống đó là kim chỉ nam cho mỗi thành viên xã hội tự điều
chỉnh và phát huy nội lực của chính mình, phấn đấu cho hạnh phúc cá
nhân, đồng thời cho sự phát triển và tiến bộ của toàn xã hội. Toàn cầu
hoá do mang nhiều loại giá trị khác nhau, một mặt, nó thách thức lẽ sống
đó; mặt khác, nó là môi trường cho nhân dân ta nhận chân được những mặt
tích cực, mặt tiêu cực của toàn cầu hoá, nhận lấy cái tốt, cái tích cực
của nó để phấn đấu cho lẽ sống thiêng liêng nhất của mình.
Có thế nói, toàn cầu hoá tác động rất lớn đến sự phát triển lối sống
của xã hội ta hiện nay, song nó cũng đặt ra những thách thức vô cùng bức
xúc và nan giải. Do chứa đựng nhiều loại giá trị rất phức tạp, toàn cầu
hoá cũng chính là cái phá vỡ nhiều hình thức và nội dung trong lối sống
truyền thống Việt Nam.
Khi khuếch trương mặt tích
cực của tiêu dùng, toàn cầu hoá đồng thời cũng phá vỡ, thậm chí huỷ
hoại nhiều yếu tố của lối sống bằng chính phương thức tiêu dùng – chuyển
quan niệm tiêu dùng thành quan niệm tiêu thụ thuần túy. Sản xuất
nhiều và tốt thì cần tiêu thụ nhiều. Tiêu dùng nhiều lại kích thích sản
xuất. Tuy nhiên, tiêu dùng hiện nay, theo quan niêm của không ít người,
đã trở thành mục đích sống: chất lượng của đời sống là tiêu thụ - hưởng
thụ! Lối sống tiêu thụ phương Tây đã từng dẫn xã hội đó đến sự què
quặt, nhiều yếu tố phi nhân văn vẫn đang ảnh hướng mạnh tới ý thức và
hành vi nhiều người Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế của ta còn nghèo,
bình quân thu nhập kinh tế theo đầu người ở nước ta còn thấp. Năng suất
lao đông của ta chưa cao, sản phẩm lao động chưa thật dồi dào, thì sự
tiêu thụ và hưởng thụ kinh tế cho phù hợp ớ điều kiện kinh tế hiện thực
là yêu cầu tất yếu để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội. Lôi sống
tiêu thụ thuần tuý sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng, nếu không nói là tư
huỷ hoại nền kinh tế khi nó không có kể hoạch để thực hiện những mục
tiêu đúng đắn, nhất là dẫn đến khủng hoảng lối sống.
Điều tai hại hơn, tâm lý tiêu thụ ở đây không chỉ nằm trong hoạt động
bề ngoài, mà còn trở thành ý thức, tư tưởng, thấm sâu vào mọi lĩnh vực
đời sống xã hội: từ vật chất đến tinh thần, từ kinh tế đến văn hoá, thậm
chí cả trí tuệ lẫn tình cảm. Tư tưởng tiêu dùng đã biến cả nghệ thuật -
một loại giá trị tinh thần không thể trao đổi theo quan hệ kinh tế
thành hàng hoá đơn thuần; giáo dục thành quan hệ đổi chác, mua bán; đời
sống tâm linh, sự thờ cúng vốn thiêng liêng nhiều khi cũng trở thành nơi
thu lợi nhuận. Lối sống duy kinh tế, duy phương tiện, tuyệt đối hoá giá
trị vật chất, qua toàn cầu hoá, đã góp phần khuếch trương mặt tiêu cực
nêu trên trong xã hội ta hiện nay.
Chạy theo “mốt” cũng là sự lây nhiễm lối sống tiêu dùng của xã hội phương Tây. Nguyên tắc kinh tế tư bn chủ nghĩa là lợi nhuận. Để có lợi nhuận cao
thì phải tạo vòng quay tư bản nhanh. Điều đó tất phải khuyến khích tiêu
thụ nhanh. Nghệ thuật kinh doanh đó là làm cho cái vửa ra đời phải trở
thành cái không còn giá trị. Cái không còn giá trị chỉ là cái hết “mốt".
Khi đã hết "mốt” thì sản phẩm không còn ý nghĩa thực dụng, nó chỉ còn
là những tín hiệu giao lưu và thường xuyên bị đào thải. Đây là một quá
trình lãng phí vô nhân đạo. Ở một xã hội mà nền kinh tế còn nghèo nàn,
còn cần nhiều vốn để phát triển sản xuất thì việc chạy theo "mốt" không
chỉ là biểu hiện của sự lãng phí, phi kinh tế, mà còn biểu hiện lối sống
không lành mạnh, không phù hợp với lối sống truyền thống của dân tộc
ta.
Từ lối sống tiêu thụ dẫn đến phân biệt giàu - nghèo qua cách chơi
trội trong ý thức đề cao tiện nghi. Tiện nghi ở đây được quan niệm là sự
biểu hiện giá trị con người. Một số người đua nhau xây nhà cao tầng
không phải để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. mà để khoa trương sự giàu có.
Có người sắm xe hơi loại sang, dùng hàng ngoại cao cấp, đắt tiền...
không cần tính tới kinh tế, mà chỉ nhằm mục đích là phân biệt địa vi
kinh tế và từ đó, phân biệt địa vị xã hội khinh miệt người nghèo! Có
người còn hợm đời rằng, sự giàu có về kinh tế sẽ quyết định sự giàu có
về trí tuệ!
Lối chơi thời thượng, sống trên tiền, tuyệt đối
hoá đồng tiền, sùng bái hàng ngoại trở thành một cách nghĩ, cách sống
của một số nhà kinh doanh đang gặp thời, hãnh tiến, tạo lối sống xa lạ
với truyền thống dân tộc. Nhu cầu hưởng thụ theo kiểu trên tiền ở
một số người có tác động lớn tới việc chạy theo dịch vụ dưới nhiều dạng
khác nhau, kể cả các loại dịch vụ không lành mạnh, phi pháp. Đây chính
là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tệ nạn xã hội: buôn bán
trái phép, ma tuý, mại dâm, ăn chơi trác táng. Lối sống lạnh lùng kiểu
tiền trao cháo múc của xã hội tư sản tràn vào xả hội ta dẫn đến tư tưởng
xem thường thuần phong mỹ tục, thậm chí xem rẻ nhân phẩm con người, xem
phụ nữ là thứ đồ chơi. Lối ăn chơi sa đoạ, lười lao đông, kiếm lời trên
người khác gây nên những vết thương nhức nhối ngày càng khó cắt bỏ trên
cơ thể lành mạnh của lối sống xã hội chủ nghĩa mà hơn nửa thế kỷ nay,
nhân dân ta đã xây dựng.
Sự tác động của toàn cầu
hoá dân tới sự biên đổi tận chiều sâu tâm thức con người thực sự là vấn
đề nhức nhối. Đó là sự biến đổi và sự phá vỡ các chuẩn mực đạo đức, thẩm
mỹ xã hội, những sắc thái tâm linh truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
đặc biệt là lẽ sống, lý tướng sống mỗi cá nhân. Những giá
trị của nền văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ đã hiện đại hoá lối
tư duy, phong phú hoá các dạng thức và tiện nghi sinh hoạt, các điều
kiện kinh tế, các phương tiện giao thông, làm cho cuộc sống vật chất -
tinh thần được nâng lên rõ rệt. Lối sống người Việt Nam không còn bó hẹp
trong sinh hoạt và giao tiếp gia đình. làng xóm, công xưởng, mà đã mở
rộng theo nhu cầu văn hoá dưới các hình thức mới, như hoạt động câu lạc
bộ, rạp hát, thưởng thức nghệ thuật thế giới. Văn hoá thời trang văn hoá
ẩm thực, văn hoá du lịch cũng đồng thời được mở rộng. Tuy nhiên, trước
sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản, sự khó khăn trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội, một số ngươi mất niềm tin và chạy theo lối sống tư bản
chủ nghĩa. Nhiều giá trị truyền thống trong các nếp sống phong tục tập
quán, lễ nghi của người Việt Nam bị mai một. Chúng ta đang xây dựng nền
vãn hoá tiên tiến. đậm đà bản sắc dân tộc, khôi phục những hình thức văn
hoá truyền thống đẹp. Tuy nhiên, lối sống tiêu thụ phương Tây, những
biểu hiện lai căng trong hành vi và ngôn ngữ giao tiếp, kiểu mẫu thời
trang và nếp sinh hoạt đang trở thành thời thượng. Lối sống ngoại lai có
chiều hướng lấn át lối sống truyền thống. Quan hệ người - người, tình
làng nghĩa xóm, lòng bao dung độ lượng dường như mờ nhạt đi rất nhiều
trong giao tiếp hàng ngày. Hoạt động giao tiếp hiện nay chủ yếu diễn ra ở
cơ quan. đoàn thể, xí nghiệp, trường học, nơi công việc kiếm sống, hối
hả làm giàu. Sự đùm bọc cưu mang cần đến sự kêu gọi, ít diễn ra một cách
tự nguyện tử đáy lòng! Quan hệ mật thiết của truyền thống xã hội nông
nghiệp xưa kia không còn đậm nét. Có thế nói nếp sống công nghiệp và
hiện đại đã làm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnh sinh hoạt
thanh bình của làng quê. tình cảm gắn con người với thiên nhiên. Thế
giới tinh thần, tình cảm không những ít được quan tâm, mà ngày còn bị
nghèo đi, thậm chí còn bị què quặt. Đây là sự mất mát to lớn đối với lối
sống của người Việt Nam hiện nay. Tư tưởng tuyệt đối hoá điều kiện vật
chất và kỹ thuật, lấy phương tiện sống làm thước đo sự phát triển con
người và xã hội hết sức sai lầm của không ít người do không phân biệt
được đúng sau tốt xấu của các giá trị đích thực, làm sai lạc đi nhiều
giá trị của lối sống theo lý tưởng nhân văn cao đẹp mà ông cha ta đa
hàng nghìn năm vun đắp. Đây cũng chính là nguồn gốc nảy sinh ra những
suy nghĩ thiếu lành mạnh trong lối sống dân tới những hành vi tham
nhũng. tham ô, hối lô; bất chấp luật pháp và kỷ cương để thực hiện mục
đích làm giàu. Đây cũng chính là cơ sở của sự chạy theo những tham vọng
bất chính, những điều kiện và phương thức sống thiếu lành mạnh, thoả mãn
những nhu cầu tầm thường. làm suy thoái phẩm chất, đạo đức cán bộ Đảng
và Nhà nước.
Lối sống tuyệt đối hoá vật chất – kỹ thuật đó
ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng lối sống mới hiện đại nói riêng vả phát
triến đời sống tinh thần phong phú của người Việt Nam nói chung.Một vấn đề bức xúc trong xã hội ta hiện nay là
lối sống gấp ở một bộ phận không nhỏ nhân dân, đặc biệt là ở cán bộ Đảng
và Nhà nước. Mặt trái của kinh tế thị trường, đặc biệt là những
phản giá trị của thế giới tư bản theo luồng gió mạnh của toàn cầu hoá
đang làm lung lay lý tưởng sống cao độ ở không ít người. Trước sự chuyển
biến của thời cuộc và những cám dỗ thời thượng, một số người, kể cả
những người cộng sản từng kiên cường chiến đấu, hy sinh một thời, đã
nguội đi nhiệt huyết phấn đấu cho một xã hội tương lai tươi đẹp, cho
cuộc sống hạnh phúc lâu bền. Trong đời sống đầy đủ hiện nay, họ chỉ quan
tâm tới lợi ích trước mắt, thoả mãn những dục vọng tầm thường. Đó là
căn nguyên của bệnh buông thả cá nhân: đề cao hưởng thụ, bỏ rơi những
phẩm chất quý báu của chính mình, thậm chí bán rẻ phẩm giá cho những
cuộc chơi thiếu văn hoá.
Nếu trước đây, những thanh niên đua đòi thiếu kinh nghiêm là lớp
người dễ sa vào lối sống gấp thì hiện nay, bệnh sống gấp hoành hành
trong cả lớp người đứng tuổi những quan chức, thương gia, giám đốc dày
dặn kinh nghiệm. Nếu trước đây, hiện tượng sống gấp chỉ diễn ra ở thành
phố thì nay, nó len lỏi vào tận hang cùng ngó hẻm ở các vùng nông thôn
hẻo lánh. Bệnh sống gấp là một trong những nguyên nhân xây nên ung nhọt
của đời sống xã hội làm nhức nhối thêm những tệ nạn khác trong cơ thể
lành mạnh của xã hội ta.
Nếu như mặt tích cực của toàn cầu hoá là điều kiện và cơ hội tốt cho
sự phát triển lối sống thì đồng thời, mặt trái của nó lại là mối nguy
hại và thách thức lớn đối với quá trình đó. Sự nghiệp xây dựng nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung, xây dưng lối sống mới
nói riêng chỉ có thể thành công khi chúng ta mở cứa, hội nhập quốc tế,
hoà nhịp với xu thế toàn cầu hoá. Trong bối cảnh và tình huống tác động
phức tạp đó, truyền thống và bản lĩnh văn hoá dân tộc Việt Nam là nền
tảng vững chắc cho văn hoá Việt Nam nói chung và lối sống người Việt Nam
nói riêng phát triển đúng hướng về phong phú. Bản lĩnh, tài năng và
trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định đường lối, chính
sách các nhà tư tưởng, nhà văn hoá cũng có ý nghĩa quyết định tới việc
ngăn chặn những tác động tiêu cực, phát huy tối đa những tác động tích
cực của toàn cầu hoá vì một lối sống tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản
sắc Việt Nam.
Nguồn:
Tạp chí Triết học 12/2003