November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
Latest topics | » IBM Rational Rose Enterprise 7Fri Apr 03, 2015 10:15 am by admin111 » Hơn 2012 phần mềm Full crack, keyWed Oct 16, 2013 2:33 pm by stork_89 » Hàng trăm phần mềm crack full, thoải mái downloadThu Dec 06, 2012 8:06 pm by anhtungpro87 » Belltech CaptureXT Screen Capture phần mềm tạo bản chụp màn hình và trình chiếu chuyên nghiệp dành cho WindowsSat Nov 24, 2012 2:05 am by xuanhiepnd88 » Game pc offline. Game cho máy yếu đây. Game tuổi thơ đây.Sun Nov 18, 2012 10:09 pm by TUITUI1000 » Sổ Tay Photoshop 2009 (Tiếng Việt)Sun Nov 18, 2012 4:30 am by jonkenvil » IBM Rational Rose Enterprise 7Tue Nov 13, 2012 11:16 am by langtu_vodanh » Tuyển Nhân Viên Đăng Tin Quảng Cáo Làm Việc Tại NhàTue Nov 06, 2012 9:50 pm by langtu_vodanh » DRIVER AUTO - Tự dò tìm và cài đặt tất cả Driver cho PC mà không cần Internet Wed Oct 31, 2012 7:49 am by kimhaithanh1984 |
Statistics | Diễn Đàn hiện có 4073 thành viên Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Thanh
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1924 in 1651 subjects
|
|
| Sự tích và ý nghĩa Lễ Vu lan | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1156 Join date : 07/12/2010 Age : 33 Đến từ : Mỹ Tho, Tiền Giang
| Tiêu đề: Sự tích và ý nghĩa Lễ Vu lan Sun Aug 14, 2011 12:49 pm | |
| Nhân dịp lễ vu lan mình xin post một bài viết nói sơ về sự tích cũng như ý nghĩa ngày lễ này. Rất nhiều bạn trẻ đã thắc mắc rằng: Sao trong dip rằm tháng 7 có những hoat động giống ngày Mother's day - Ngày lễ của mẹ? Dân trí xin giới thiệu bài viết này: Tháng bảy là tháng mưa ngâu với tục truyền về mối tình oan trái. Tháng bảy cũng là tháng có ngày lễ Vu Lan- Ngày xá tội vong nhân, tha thứ tội lỗi để những linh hồn dưới cõi âm được siêu thoát về nơi cực lạc. Có lẽ ai cũng biết sự tích về ngày lễ này, nhưng nhắc lại một chút chắc không thừa. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện được nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ ra sao nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sinh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Nhưng do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình để tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy khi bát đưa lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ. Niềm hạnh phúc khi còn có mẹ (nguồn ảnh: internet) Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời. Cũng trong lễ này, người Việt ta có một "quy ước": nếu ai đó còn mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ. Người được hoa hồng sẽ sung sướng vì biết rằng mình còn có mẹ. Ngày lễ Vu Lan bởi thế không chỉ có ý nghĩa là ngày cúng lễ tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cúng cho các vong hồn cô quạnh mà sâu xa hơn, nó nhắc nhở người ta biết trân trọng những gì mình đang có: cha mẹ, gia đình, người thân. Nghĩ về cái chết, cõi chết để làm những điều tốt đẹp hơn cho sự sống, cõi sống. Dù là những việc nhỏ bé nhất. Và sau cùng, thay cho lời kết, xin mượn những lời thiết tha trong bài ca “Bông hồng cài áo” của Phạm Thế Mỹ: “…Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh. Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em. Thì xin anh, thì xin em, Hãy cùng tôi vui sướng đi! Hãy cùng tôi vui sướng đi…” LTS Dân trí- Nhân dân ta có phong tục cúng lễ hằng năm vào Ngày rằm tháng 7 âm lịch, coi ngày này là “ngày xá tội vong nhân”. Cũng nhiều người biết đây cũng là ngày lễ Vu Lan – ngày báo hiếu cha mẹ, nói lên lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành ra mình. Theo dantri Bài viết trên đây giúp mọi người hiểu thêm sự tích và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Câu chuyện có vẻ huyền bí nhưng hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu xa. | |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1156 Join date : 07/12/2010 Age : 33 Đến từ : Mỹ Tho, Tiền Giang
| Tiêu đề: Re: Sự tích và ý nghĩa Lễ Vu lan Sun Aug 14, 2011 12:50 pm | |
| Vu lan - lễ hội của lòng hiếu thảo | Xem triển lãm tranh và thư pháp Mùa báo hiếu tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM sáng 6-8. Ảnh: N.C.T.
|
TT - Với văn hóa Việt, hiếu là đạo. Đạo hiếu xuyên suốt mọi phong tục của nhân dân ta, mà lễ hội Vu lan báo hiếu vào tháng bảy âm lịch hằng năm là điểm hội tụ. Nhân mùa Vu lan 2006, Tuổi Trẻ trò chuyện với đại đức Thích Tâm Hải - thư ký tòa soạn tạp chí Văn Hóa Phật Giáo - về chữ hiếu trong thời đại hôm nay. * Lễ hội Vu lan có ý nghĩa như thế nào trong truyền thống văn hóa VN, thưa thầy? - Đại đức THÍCH TÂM HẢI (ảnh):Từ bao đời, Vu lan gắn với hình ảnh của người mẹ. Mà mẹ là hiện thân của tình thương. Mẹ gắn kết với con bằng tình thương, sống vì tình thương. Con gắn kết với mẹ cũng bằng tình thương, tình thương ấy được gọi là lòng hiếu thảo. Vu lan là ngày báo hiếu của con cái đối với các bậc sinh thành. Với những người không còn cha mẹ trên cõi đời, có thể làm những gì đó để cầu nguyện cho cha mẹ mình, hướng nghĩ đến cha mẹ. Nếu còn cha mẹ trên đời, bạn là người đang có diễm phúc đó. Hãy trở về với cha mẹ, nếu bạn ở xa thì hãy gọi điện thoại, gửi một lá thư... Bạn có thể làm điều gì đó tốt đẹp, đem đến cho cha mẹ niềm vui và hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc đôi khi rất đơn sơ, có thể là cái nắm tay, có thể là lời nói, lời xin lỗi, cũng có thể là sự cảm thông. Thật ra, không cứ gì đợi đến Vu lan mới báo hiếu. Bạn nên nhớ rằng mỗi giây phút, mỗi ngày có thể là Vu lan của bạn. * Theo thầy, lễ hội Vu lan cần được tổ chức như thế nào để Vu lan trở thành một nét đẹp văn hóa phổ biến của dân tộc? - Tại Nhật Bản, Vu lan là một lễ hội lớn của đất nước, trong đó người ta tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giải trí không chỉ trong các cơ sở Phật giáo mà ở cả trên đường phố, thu hút rất đông giới trẻ tham gia. Thật ra điều đó cũng đã có với đất nước ta, và Vu lan cũng đang dần trở lại với đời sống xã hội. Tôi nghĩ nếu Vu lan được xây dựng thành lễ hội Vu lan thì sẽ có những tác động tích cực, không chỉ về phương diện đạo đức, văn hóa mà cả kinh tế. * Trong thời đại hiện nay, khi cơ cấu gia đình không còn nhiều thế hệ sống chung trong một mái nhà, cách thể hiện chữ hiếu cũng khác so với ngày xưa. Làm thế nào để truyền thống đặt nặng hiếu đức của dân tộc được giữ gìn và phát huy? - Sự thay đổi của đời sống kinh tế, đặc biệt là ở các thành phố, đã phần nào tác động lên các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó, quan niệm sống, trong đó có quan niệm về gia đình cũng có những thay đổi đáng kể. Khoảng cách giữa các thành viên trong nhiều gia đình (vô hình lẫn hữu hình) cũng rộng ra. Ngày xưa, khi một người con có “vấn đề” gì đó với cha mẹ, bị cha mẹ đánh đòn, la mắng chẳng hạn, người con còn có những nguồn an ủi và can thiệp khác trong gia đình là ông bà, cô cậu, dì mợ... Nhưng hiện nay, trong cơ cấu gia đình hạt nhân, gia đình mở, gia đình chỉ còn hai thế hệ, thậm chí thiếu vắng tình thương và sự chăm sóc của cha hoặc mẹ, nguồn an ủi đó gần như vô vọng. Những tác động khác như biến động về thị trường quá lớn kích động lòng tham, trong lúc giá trị đạo đức mang tính răn đe xuất phát từ tôn giáo truyền thống không được đề cao đúng mức... cũng góp sức xô dạt các thế hệ xa rời nhau hơn. Khái niệm hiếu, theo đó, cũng trở nên mờ nhạt. Đó là nguyên nhân sâu xa của các vụ án đau lòng, những vụ tranh chấp, kiện tụng giữa con cái với cha mẹ về sở hữu đất đai... đã và đang diễn ra nhiều nơi. Ngày xưa, hiếu không chỉ được thể hiện với cha mẹ mà cả với ông bà, tổ tiên (cửu huyền thất tổ), và mở rộng đối với cộng đồng. Chúng ta còn nhớ câu chuyện về Nguyễn Phi Khanh và con là Nguyễn Trãi nơi ải Nam Quan ngày xưa. Hiếu không chỉ được thể hiện bằng việc chăm sóc cha mẹ một cách chu đáo mà còn bằng cả việc tiếp nối những hoài bão cao đẹp của cha mẹ mình, là sự nối tiếp của cha mẹ trong đời sống. | Chị Lê Thị Nga và con trai | * Tôi nghĩ hiếu là đạo đức cơ bản của một đời làm người. Hiếu là tình cảm tự nhiên, và xét về bản chất, tôi thấy giữa xưa và nay chẳng khác nhau gì mấy. Nhưng nay do đời sống kinh tế thay đổi, nhiều người không làm tròn chữ hiếu. Có người nghĩ mỗi tháng đưa cho cha mẹ vài trăm ngàn đồng là xem như đã làm tròn bổn phận. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thái độ chăm sóc.Là một người mẹ, tôi càng thấm thía hơn ơn sinh thành, dưỡng dục khi biết thế nào là sự vất vả của việc nuôi dạy con cái nên người. Trong vấn đề hiếu đễ, tôi thấy sự ảnh hưởng của gia đình ngay từ tuổi thơ rất quan trọng. Nếu nhìn thấy cha mẹ yêu thương, hiếu lễ với ông bà, dạy bảo con cái chu đáo, tình thương yêu và nhận thức về chữ hiếu sẽ đi vào lòng con trẻ một cách tự nhiên, sâu sắc. Chị Lê Thị Nga, giáo viên Trường THPT Lê Quí Đôn (TP Vũng Tàu) - người mẹ trẻ đã lập dự án kêu gọi cộng đồng cứu giúp trẻ tự kỷ, nhân vật trong bài “Đi tìm nụ cười cho con”, Tuổi Trẻ ngày 9-7-2006 * Xưa, con cái sống chung với cha mẹ, dễ dàng có điều kiện báo hiếu. Nay, do điều kiện, do công việc, con cái ít còn sống chung với cha mẹ, giữa cha mẹ và con cái vì thế có một cảm giác xa cách. Tuy thế, hai chữ báo hiếu giữa truyền thống và hiện đại luôn có cùng một bản chất là sự quan tâm, chăm sóc và lo lắng đối với cha mẹ. Chiếc Lexus trong tác phẩm nổi tiếng Chiếc Lexus và cành ôliu của Thomas Friedman là sự phát triển của toàn cầu hóa, sự phát triển vũ bão của kinh tế trong bối cảnh của VN hiện nay không thể tách rời cành ôliu - truyền thống gia đình, tình cảm giữa con cái với cha mẹ. Là một thanh niên thế hệ @, tôi luôn nghĩ rằng trên một chiếc Lexus cần có một cành ôliu.Duy Linh (24 tuổi, TP.HCM) | |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1156 Join date : 07/12/2010 Age : 33 Đến từ : Mỹ Tho, Tiền Giang
| Tiêu đề: Re: Sự tích và ý nghĩa Lễ Vu lan Sun Aug 14, 2011 12:52 pm | |
| Mỗi năm, đến rằm tháng bảy thì Phật tử và nhân dân ta lại cảm thấy một cảm xúc thiêng liêng của Ngày Báo hiếu Vu Lan Bồn. Báo hiếu là bổn phận với tâm tư tình cảm truyền thống văn hoá của Dân tộc Việt Nam, thể hiện sự “đền ơn, đáp nghĩa” trong giềng mối nhân duyên lưu chuyển từ qua khứ và những tương hệ trong hiện tại đối với con người.
...Theo lịch sử, Đạo Phật đã có ảnh hưởng thâm trầm với dân tộc ta, từ tương quan sinh tồn trên đất nước Việt Nam bị ngoại bang xâm chiếm, sự hội ngộ ý chí của Tiền nhân trong đạo ngoài đời, để tạo dựng tự chủ về văn hiến và kiến quốc cho đất nước thân yêu; Giáo lý đạo Phật đã đóng góp vào văn hoá dân tộc để lập nên những truyền thống, nề nếp tạo dựng kỷ cương xã hội, hình thành những nguyên lý an bang, lấy đạo lý nhân bản để hướng dẫn mọi người có tư tưởng, hành động trong nếp sống trật tự và đạo đức xã hội tốt đẹp; nên từ tập quán Tết Trung Nguyên trở thành lễ Vu Lan báo hiếu và được biểu dương Bốn ân đức lớn trong đời sống đối với con người
...Ngày Rằm tháng Bảy thời nay có thể gọi là ngày lễ hội truyền thống “ân tình, nghĩa cảm” của nhân dân ta, một nén hương lòng trở thành nếp sống thiêng liêng; những lễ nghi sinh hoạt trong ngày này được lưu truyền nguồn tư tưởng, văn học từ xưa đến nay của người Việt Nam, vì đạo lý này chắt lọc mối quan hệ tình cảm hữu cơ khắng khít trong tâm hồn dân tộc ta.
Vài Ý Nghĩa Lễ Vu Lan
Thiện Tâm
Ngày rằm tháng Bảy trong đạo Phật Việt Nam
Mỗi năm, đến rằm tháng bảy thì Phật tử và nhân dân ta lại cảm thấy một cảm xúc thiêng liêng của Ngày Báo hiếu Vu Lan Bồn. Báo hiếu là bổn phận với tâm tư tình cảm truyền thống văn hoá của Dân tộc Việt Nam, thể hiện sự “đền ơn, đáp nghĩa” trong giềng mối nhân duyên lưu chuyển từ qua khứ và những tương hệ trong hiện tại đối với con người.
Vấn đề thờ cúng không phải cứu cánh của người tu đạo Phật. Khi đạo Phật hoằng truyền, du hoá, với sự uyển chuyển có tính khế lý, khế cơ mà dung hoà với tín ngưỡng tập quán của nhân dân địa phương, nên đã hình thành những lễ nghi tín ngưỡng theo dân gian; Dù duy trì tập tục cũ, nhưng Đạo Phật cải thiện những tập quán ấy và khoác vào hình thức có ý nghĩa về mặt văn hoá và đạo đức xã hội. Phật giáo coi như là phương tiện giáo hoá quần chúng. Lễ Vu Lan Bồn cũng hoá hợp như vậy, từ truyền thống lễ Bon tại Ấn Độ, đến Lễ Trung Nguyên của người Trung Hoa và các nước có ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam...
Theo lịch sử, Đạo Phật đã có ảnh hưởng thâm trầm với dân tộc ta, từ tương quan sinh tồn trên đất nước Việt Nam bị ngoại bang xâm chiếm, sự hội ngộ ý chí của Tiền nhân trong đạo ngoài đời, để tạo dựng tự chủ về văn hiến và kiến quốc cho đất nước thân yêu; Giáo lý đạo Phật đã đóng góp vào văn hoá dân tộc để lập nên những truyền thống, nề nếp tạo dựng kỷ cương xã hội, hình thành những nguyên lý an bang, lấy đạo lý nhân bản để hướng dẫn mọi người có tư tưởng, hành động trong nếp sống trật tự và đạo đức xã hội tốt đẹp; nên từ tập quán Tết Trung Nguyên trở thành lễ Vu Lan báo hiếu và được biểu dương Bốn ân đức lớn trong đời sống đối với con người:
Công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ
Công ơn tương hệ tình thầy, nghĩa bạn và cộng đồng xã hội.
Công ơn sự bao bọc, che chở của tổ quốc và sự cống hiến của Tiền nhân anh hùng liệt sĩ.
Công ơn Tam Bảo đã khai sáng chân lý cho con người để cuộc sống có giá trị thiện mỹ hơn.
Ngày rằm tháng Bảy, ngoài những ý nghĩa tôn vinh trên, hoạt động tại các Chùa cũng tổ chức lễ nghi và sinh hoạt văn hoá văn nghệ thể hiện cảm quan đạo lý Phật Đà, chẳng những nhắc nhở đến bổn phận hiếu đễ đối với cha mẹ hiện tiền và còn mở rộng liên tưởng về cõi sống của muôn loại chúng sinh, trong đó có cõi u đồ; sự tượng hình về báo ứng nhân quả do tự thân gây khổ đau hay hạnh phúc... Với Lễ Vu Lan Bồn được dựa theo điển tích gương hiếu hạnh của Ngài Tôn giả Mục Kiền Liên (một trong 10 đệ tử lớn của Phật Thích Ca Mâu Ni). Ngài theo lời dạy lập Đạo tràng thỉnh chư Tăng thanh tịnh sau mùa An cư Kiết hạ, tập trung chú nguyện tạo thành nguồn diệu lực soi sáng thức linh cho bà Thanh Đề (tức mẹ Ngài Mục Kiền Liên) mới được tỉnh ngộ, để phá tan tư tưởng mê mờ, giải kiến tính xan tham mà giải thoát khỏi cõi u đồ, Ngạ quỷ khổ đau để thanh thoát lên cõi thiện lành; từ đó điển tích này lan truyền ra, không những đối với Phật tử mà còn được đa số nhân dân ta lấy ngày rằm tháng Bảy hằng năm là “Ngày báo hiếu” với việc thăm nom chúc mừng cha mẹ hiện tiền, mà còn tri ân Cửu Huyền Thất Tổ... để cầu nguyện cho thân nhân quá vãng được siêu sanh Lạc quốc; có nơi còn lập Đàn tràng cầu siêu cho những vong hồn u mê lỡ bước, do đó mà còn mang thêm ý nghĩa là “Ngày xá tội vong nhân” và đã đi vào văn chương Việt Nam, nên ở Chùa cũng có thời khoa nghi để Phật tử và nhân dân đến tụng kinh, nguyện cầu cho vong linh được siêu sanh Tịnh độ.
Ngoài lễ nghi tín ngưỡng tâm linh, Phật giáo Việt Nam (nhất là miền Nam) còn cụ thể hoá thêm phần sinh hoạt như lễ Tri Ân Phụ Mẫu bằng biểu trưng gắn “Bông hồng” để chia vui với những ai bông hồng còn thắm và bùi ngùi chia sẻ cảm thương với người có bông hồng bạc màu (khi người con trong tuổi còn nhỏ), vì cha mẹ là suối nguồn tình cảm dạt dào và thiêng liêng nhất. Đồng thời các Chùa lớn, nơi đô thị có điều kiện còn tổ chức các chương trình thơ nhạc, đêm văn nghệ do Đoàn thanh niên Phật tử (tức gia đình Phật tử) thực hiện, còn có cả văn nghệ sĩ Phật tử. Từ những lời cảm tưởng điệu thơ ca, phím nhạc cùng với cảnh diễn xuất thể hiện sự “Nhớ ơn chín chữ Cù lao...”, những đề tài ấn tượng đi vào lòng người để điều hạnh phúc hay khổ đau do hành vi của con người tự gây ra và chuốc lấy để hướng mọi người trong cuộc sống có lòng nhân ái, vị tha, tương thân giúp đỡ để xã hội con người sống thăng tiến, có đạo đức tốt đẹp hơn.
Như trên đã trình bày, lễ hội rằm tháng Bảy do Phật giáo Việt Nam tổ chức, đó là đạo Phật đã hợp hoá các sinh hoạt thế gian trên nền tảng tín ngưỡng, tâm tư tình cảm và văn hoá của Dân tộc ta. Từ đó khai triển khoác lên hình thái phong phú đậm nét nhân văn, thành học lý triết thuyết cao siêu hơn; vừa đáp ứng phần siêu thực tâm linh nơi con người, còn thực tiễn với đời sống xã hội. Vì đạo Phật lấy thế gian pháp là Phật pháp, chiêm nghiệm những hiện tượng, sự kiện thực tế của Vũ trụ Nhân sinh lập nên học thuyết chân lý, đó là tính khoa học của nền giáo lý Phật học.
Ngày Rằm tháng Bảy thời nay có thể gọi là ngày lễ hội truyền thống “ân tình, nghĩa cảm” của nhân dân ta, một nén hương lòng trở thành nếp sống thiêng liêng; những lễ nghi sinh hoạt trong ngày này được lưu truyền nguồn tư tưởng, văn học từ xưa đến nay của người Việt Nam, vì đạo lý này chắt lọc mối quan hệ tình cảm hữu cơ khắng khít trong tâm hồn dân tộc ta.
Hôm nay, ngày Vu Lan báo hiếu PL. 2546 của người con Phật, hân hoan vui mừng ngày Phật hoan hỷ sau mùa An cư kiết hạ của Chư Tăng Ni thúc liễm thân tâm và tự tứ được thanh tịnh, phước trí trang nghiêm. Ngày Phật tử chúng con tri ân “nhớ ơn, đáp nghĩa” thành tâm dâng lên Tam Bảo lòng thành kính và nguyện cầu Cửu huyền Thất tổ, đa sanh phụ mẫu quá vãng được siêu sanh Tịnh độ, cha mẹ hiện tiền khương an phước thọ. Cầu nguyện quốc gia thịnh trị, hoà bình vĩnh cửu, nhân dân ấm lo hạnh phúc. Mong rằng Phật tử không đem các hình thức mê tín như đốt vàng mã cho người quá vãng... mà làm giảm ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu của đạo Phật trong thời đại khoa học.
(Trích tập văn Vô Ưu, Vu Lan thắng hội, PL. 2546 - 2002) | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Sự tích và ý nghĩa Lễ Vu lan | |
| |
| | | | Sự tích và ý nghĩa Lễ Vu lan | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| Thống Kê | Hiện có 12 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 12 Khách viếng thăm Không Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 93 người, vào ngày Tue Oct 15, 2024 8:52 pm |
|