Bùng cháy
Diễn đàn không còn hoạt động!!! Các bạn vui lòng tìm kiếm thông tin trên các trang web khác! Xin lỗi các bạn vì sự bất tiện này!!!!!
Bùng cháy
Diễn đàn không còn hoạt động!!! Các bạn vui lòng tìm kiếm thông tin trên các trang web khác! Xin lỗi các bạn vì sự bất tiện này!!!!!
Bùng cháy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Latest topics
» IBM Rational Rose Enterprise 7
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeFri Apr 03, 2015 10:15 am by admin111

» Hơn 2012 phần mềm Full crack, key
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeWed Oct 16, 2013 2:33 pm by stork_89

» Hàng trăm phần mềm crack full, thoải mái download
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeThu Dec 06, 2012 8:06 pm by anhtungpro87

» Belltech CaptureXT Screen Capture phần mềm tạo bản chụp màn hình và trình chiếu chuyên nghiệp dành cho Windows
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeSat Nov 24, 2012 2:05 am by xuanhiepnd88

» Game pc offline. Game cho máy yếu đây. Game tuổi thơ đây.
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeSun Nov 18, 2012 10:09 pm by TUITUI1000

» Sổ Tay Photoshop 2009 (Tiếng Việt)
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeSun Nov 18, 2012 4:30 am by jonkenvil

» IBM Rational Rose Enterprise 7
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeTue Nov 13, 2012 11:16 am by langtu_vodanh

» Tuyển Nhân Viên Đăng Tin Quảng Cáo Làm Việc Tại Nhà
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeTue Nov 06, 2012 9:50 pm by langtu_vodanh

» DRIVER AUTO - Tự dò tìm và cài đặt tất cả Driver cho PC mà không cần Internet
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeWed Oct 31, 2012 7:49 am by kimhaithanh1984

Top posters
Admin
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
tranvansang
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
thanhtu_11111
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
langtu_vodanh
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
thuonghoatiecngoc916
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
anxongchay
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
huuvinh321
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
vovanly2015
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
trongnhan
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
conmuaxua
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_lcapThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_voting_barThấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_vote_rcap 
Statistics
Diễn Đàn hiện có 4073 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Thanh

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1924 in 1651 subjects

 

 Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1156
Join date : 07/12/2010
Age : 32
Đến từ : Mỹ Tho, Tiền Giang

Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ Empty
Bài gửiTiêu đề: Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ   Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ I_icon_minitimeMon Jun 27, 2011 8:16 am

Đã xuất hiện tín hiệu tích cực của một giải pháp được xây
dựng trên nền tảng của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển
1982, có tính đến tình hình thực tế liên quan đến các tranh chấp lãnh
thổ và vùng biển ở Biển Đông và quyền lợi hợp pháp của các quốc gia ven
Biển Đông cũng như các quốc gia có tham gia sử dụng Biển Đông.






Trong hai ngày 20 đến 21/6/2011, Hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược
của Hoa Kỳ tổ chức tại Thủ đô nước Mỹ đã tụ họp được nhiều quan chức
chính phủ, học giả và chuyên gia am hiểu về các vấn đề ở Biển Đông, đến
từ nhiều nước khác nhau, như Ấn Độ, Indonesia, Mỹ, Na Uy, Nhật Bản,
Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore,... Hội thảo đã
thảo luận những chủ đề đang thu hút sự quan tâm ở Việt Nam cũng như trên
thế giới, như: lợi ích và lập trường của các Bên ở Biển Đông, các sự
kiện diễn ra mới đây tại Biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ chế bảo
đảm an ninh Biển Đông hiện hành và những khuyến nghị về chính sách nhằm
tăng cường an ninh ở vùng biển này.


Luận điểm cơ bản được các đại biểu Trung
Quốc trình bày tại Hội thảo là mặc dù Trung Quốc có đầy đủ bằng chứng
để khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông, Trung Quốc chưa được tham gia
vào việc khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên ở vùng biển này.
Trong khi đó, các nước ven Biển Đông khác, với sự trợ giúp của các nước
ngoài khu vực, đã tiến hành nhiều hành động xâm phạm quyền lợi của Trung
Quốc. Tuy vậy, Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực để khắc phục tình
trạng trên, mặc dù dư luận người Trung Quốc hết sức bất bình. Giải pháp
thích hợp trước mắt là tạm gác tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và vùng
biển, cùng khai thác tài nguyên.


Luận điểm này thực ra không có gì mới
lạ. Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 cũng có quy định về
việc cùng khai thác tài nguyên như là một giải pháp tạm thời trong khi
chưa đạt được giải pháp phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế
hay thềm lục địa chồng lấn giữa các quốc gia ven biển. Giữa Việt Nam và
các nước ASEAN có một số thực tiễn áp dụng giải pháp cùng thăm dò khai
thác tài nguyên trong vùng thềm lục địa chồng lấn trước khi đạt giải
pháp phân định ranh giới. Nhưng điều làm cho đề nghị gác tranh chấp cùng
khai thác tài nguyên ở Biển Đông của Trung Quốc không được các nước
trong khu vực hưởng ứng nằm ở chính sự mập mờ và phi lý của yêu sách chủ
quyền đối với Biển Đông của Trung Quốc.


Tại Hội thảo, đại biểu Trung Quốc tiếp
tục viện dẫn kết hợp cả đường đứt khúc 9 đoạn với tư cách là yêu sách
lịch sử và các nguyên tắc xác định vùng biển và thềm lục địa của Công
ước Luật biển 1982 để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Khi học giả các nước chất vấn về cơ sở pháp lý của đường đứt khúc 9
đoạn, đồng thời đề nghị học giả Trung Quốc làm rõ quan điểm của Trung
Quốc về việc áp dụng Công ước Luật biển 1982 để xác định các vùng biển
và thềm lục địa ở Biển Đông, họ đã không nhận được câu trả lời.


Không chỉ học giả từ các nước ven Biển
Đông, mà cả học giả từ các nước ngoài khu vực đều cho rằng đường đứt
khúc 9 đoạn hoàn toàn không có cơ sở trong Luật biển quốc tế và nếu
Trung Quốc coi đó là ranh giới vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc
thì không một nước nào trên thế giới có thể chấp nhận được. Trung Quốc
không thể sử dụng nó để yêu sách quyền đối với tài nguyên ở Biển Đông,
hoặc tạo thành vùng chồng lấn lên vùng biển và thềm lục địa của các nước
xung quanh Biển Đông, làm cơ sở cho yêu sách cùng khai thác tài nguyên.


Để triển khai bất kỳ biện pháp giải
quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có thể bao gồm giải pháp
gác tranh chấp cùng khai thác, vấn đề then chốt là phải xác định được
khu vực tranh chấp thật sự.


Theo các học giả quốc tế, khu vực có
tranh chấp thật sự chính là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các
vùng biển kế cận các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo này.


Việc xác định các vùng biển kế cận các
cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo phải dựa vào các quy định của Luật
biển quốc tế, như điều 121 Công ước 1982 về quy chế pháp lý của các đảo,
cũng như các quy định và án lệ quốc tế liên quan đến phân định ranh
giới biển. Một khi các nước hữu quan thống nhất được nguyên tắc xác định
vùng tranh chấp như nêu ở trên, có thể thực hiện khoanh vùng tranh chấp
để triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin hoặc giải pháp tạm thời
mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được. Còn tại các khu vực nằm
ngoài vùng tranh chấp, việc xác định và sử dụng vùng biển, thăm dò khai
thác và quản lý tài nguyên đều phải thực hiện theo đúng quy định của
Công ước Luật biển 1982.


Những sáng kiến


Trên cơ sở chia xẻ cách tiếp cận nêu
trên, một số sáng kiến cụ thể đã được giới thiệu tại Hội thảo. Đại biểu
đến từ Học viện Ngoại giao Việt Nam nêu ý tưởng về việc soạn thảo một Bộ
quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong đó quy định cụ thể các hành vi được
phép và không được phép triển khai tại khu vực tranh chấp liên quan đến
hai quần đảo, cũng như cách ứng xử tại các vùng biển khác nằm ngoài khu
vực tranh chấp. Điểm mấu chốt trong đề nghị về Bộ Quy tắc ứng xử này là
yêu cầu tất cả các bên tham gia không đưa ra những yêu sách về vùng biển
và thềm lục địa không dựa trên quy định của Công ước Luật biển 1982;
vùng biển liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải được xác
định theo cách áp dụng thiện chí điều 121 của Công ước; việc soạn thảo
Bộ Quy tắc ứng xử có thể do Trung Quốc và ASEAN cùng tiến hành, hoặc do
ASEAN khởi xướng, sau đó mở cho các nước khác tham gia.


Đại diện của Ban thư ký ASEAN cho biết
các nước ASEAN đã thỏa thuận sẽ soạn thảo một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông có giá trị cao hơn so với Tuyên bố về cách ứng xử của các Bên ở
Biển Đông năm 2002.


Giáo sư Carl Thayer đến từ Úc cho rằng
có thể ký kết một văn kiện về quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực
ràng buộc về pháp lý nếu các nước hữu quan thỏa thuận như vậy, mặc dù đó
không phải là thực tiễn phổ biến. Từ đó ông đề nghị các nước ASEAN xem
xét ký kết một Hiệp ước về cách ứng xử ở Biển Đông và mở cho các nước
khác có tham gia sử dụng Biển Đông tham gia.

Đại biểu đến từ Ủy ban phụ trách các vấn đề biển và đại dương thuộc
Bộ Ngoại giao Philippines giới thiệu Sáng kiến về Khu vực Hòa bình, Tự
do, Hữu nghị và Phát triển. Theo sáng kiến này, sẽ triển khai song hành ở
Biển Đông hai chế độ: chế độ hợp tác cùng phát triển, bao gồm cùng khai
thác tài nguyên, cùng bảo tồn đa dạng sinh học biển,... tại khu vực
tranh chấp liên quan đến quần đảo Trường Sa và chế độ sử dụng, thăm dò,
khai thác, quản lý các vùng biển và thềm lục địa không bị tranh chấp của
các nước ven biển theo quy định của Công ước Luật biển 1982.

Đại biểu Philippines khẳng định để có thể tạm gác tranh chấp, cần
phải khoanh vùng tranh chấp. Căn cứ vào Công ước Luật biển 1982, các
vùng biển do các cấu trúc địa chất thuộc hai quần đảo bị tranh chấp tạo
ra có phạm vi rất hạn chế và có thể xác định được, chẳng hạn là 12 hải
lý.


Rõ ràng đã xuất hiện tín hiệu tích cực
của một giải pháp được xây dựng trên nền tảng của luật pháp quốc tế, bao
gồm Công ước Luật biển 1982, có tính đến tình hình thực tế liên quan
đến các tranh chấp lãnh thổ và vùng biển ở Biển Đông và quyền lợi hợp
pháp của các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia có tham gia sử
dụng Biển Đông.


Một giải pháp như vậy chắc chắn sẽ thu
hút được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cho phép phân biệt rõ đâu là
khu vực có tranh chấp có thể tạm gác tranh chấp cùng khai thác hay bảo
quản tài nguyên, đâu là khu vực đương nhiên thuộc quyền tài phán của
quốc gia ven biển và các quyền hợp pháp của các quốc gia khác ở Biển
Đông sẽ được bảo vệ như thế nào, trong khi chưa đạt được giải pháp phân
định chủ quyền lãnh thổ và vùng biển tại các quần đảo bị tranh chấp.


Hy vọng tất cả các nước ven Biển Đông,
nhất là các Bên tranh chấp trực tiếp, duy trì nỗ lực ngoại giao để đạt
được một giải pháp như vậy. Và cũng hy vọng không nước nào lựa chọn
phương thức sử dụng sức mạnh đơn phương áp đặt yêu sách của mình, đẩy
các nước khác vào tình thế buộc phải huy động những nguồn lực eo hẹp của
họ vào việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị phòng thủ để bảo vệ các
quyền lợi hợp pháp của mình, thay vì có thể dùng các nguồn lực đó cho
phát triển kinh tế, xã hội.


Hà Linh viết từ Washington DC.
Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-24-thay-gi-tu-hoi-thao-bien-dong-o-my
Về Đầu Trang Go down
https://123bungchay.forumvi.com
 
Thấy gì từ Hội thảo Biển Đông ở Mỹ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nvu - phần mềm soạn thảo trang web
» E-book: Hướng dẫn tháo lắp máy tính xách tay
» Tuyển tập thủ thuật IT - thao tác sao cho nhanh và gọn trên chương trình
» Thêm chức năng cho thao tác kích đôi chuột trên Firefox
» TotalEdit phần mềm soạn thảo code chuyên nghiệp cho Windows

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bùng cháy :: Cuộc sống thường ngày :: Sự kiện- Bình luận-
Chuyển đến